Subdomain là gì? Phân biệt Subdomain và Domain

Subdomain là một phần bổ sung rất hữu ích cho tên miền website chính của bạn, tạo nên một hệ thống khoa học, thân thiện với người dùng. Tại bài viết này, bạn hãy cùng TopHosting.vn tìm hiểu subdomain là gì, và cách phân biệt subdomain với domain nhé!

Subdomain là gì -  Phân biệt Subdomain và Domain

I. Subdomain là gì? Phân biệt Subdomain và Domain

Subdomain (Tên miền phụ) là một phần bổ sung được thêm vào trước tên miền của trang web. Nó cho phép tách trang web thành một phân loại riêng biệt, thường được gán cho một nội dung hoặc chức năng cụ thể. Ví dụ: store (cửa hàng), blog, support (hỗ trợ),…

Ví dụ quen thuộc nhất có thể kể đến các subdomain của Google như:

  • mail.google.com: Dịch vụ Gmail
  • drive.google.com: Dịch vụ lưu trữ đám mây Drive
  • docs.google.com: Các ứng dụng tin học văn phòng được cung cấp bởi Google

Một Domain (tên miền) có hai phần: Tên miền cao cấp nhất (TLD) là phần mở rộng, chẳng hạn như .com, .net, .org,…; và Tên miền cấp hai (SLD) là tên chính thức của website, thường được đặt bằng tên doanh nghiệp, thương hiệu, dịch vụ. Trong ví dụ về TopHosting.vn, thì .vn là TLDtophosting là SLD.

Subdomain là tên miền đứng trước SLD. Tên miền phụ phổ biến nhất là www, viết tắt cho World Wide Web. Ngoài ra bạn có thể thấy các website thường sử dụng subdomain để tạo một nội dung tách biệt với trang web chính. Chẳng hạn như seller-vn.tiktok.com, đây là nền tảng bán hàng online của TikTok dành cho người dùng, tách biệt với trang chính tiktok.com.

Subdomain là gì - Phân biệt Subdomain và Domain

II. Subdomain được sử dụng để làm gì?

Subdomain giúp bạn sắp xếp các chức năng khác nhau của trang web thành một trang riêng biệt, đồng thời giúp người dùng tìm kiếm các chức năng này dễ dàng hơn.

Nếu như bạn định thêm nhiều chức năng hơn vào trang web của mình, chẳng hạn như cửa hàng, diễn đàn, hỗ trợ khách hàng, ngôn ngữ khác, phiên bản lite,… Thì hãy cân nhắc sử dụng subdomain để tách các chức năng này riêng biệt.

Bạn cũng có thể sử dụng tên miền phụ để tạo nội dung có tính bản địa. Ví dụ: bạn đang điều hành một chuỗi nhà hàng có nhiều cơ sở trên toàn quốc, có trang web chính: www.nhahangcuaban.com mang nội dung nói chung. Thêm vào đó, khách hàng ở mỗi thành có thể tìm hiểu thực đơn tại nơi họ muốn thông qua tên miền phụ như: hanoi.nhahangcuaban.com, hcm.nhahangcuaban,com,…

III. Ví dụ cụ thể về subdomain

Nếu bạn đang muốn tạo một subdomain trên trang web của mình nhưng không chắc chắn trông nó sẽ như thế nào, hãy tham khảo một số trang web dưới đây:

Amazon là một sàn thương mại điện tử trên toàn cầu, bạn có thể mua sắm các sản phẩm cần thiết tại trang chính www.amazon.com. Sau khi đã thanh toán cho đơn hàng, bạn sẽ có thể theo dõi hành trình giao hàng chi tiết tại trang track.amazon.com.

Ví dụ cụ thể về subdomain

Các trang web cũng có thể sử dụng tên miền phụ theo nhiều mục đích khác nhau, như biểu thị ngôn ngữ hoặc khu vực. Wikipedia thực hiện điều này với các bài viết trên trang. Ví dụ: subdomains en có nghĩa là bài viết được viết bằng tiếng Anh, es biểu thị tiếng Tây Ban Nha,… tương tự vi là Tiếng Việt.

Wikipedia thực hiện điều này với các bài viết trên trang

Một phát hiện thú vị nữa về tên miền phụ: hãy thử thay thế tên miền phụ cho một bài viết trên Wikipedia bằng simple. Lúc này bài viết sẽ được hiển thị Tiếng Anh đơn giản, phù hợp nếu bạn đang học Tiếng Anh.

Thay thế tên miền phụ cho một bài viết trên Wikipedia bằng simple

IV. Hướng dẫn tạo Subdomain

Tạo subdomain cho trang web của bạn không phải là một nhiệm vụ khó, bạn chỉ cần truy cập vào hệ thống quản lý hosting để thực hiện. Tuy nhiên, mỗi nhà cung cấp dịch vụ hosting lại có giao diện panel khác nhau, nên có thể bạn sẽ cần hướng dẫn từ nhà cung cấp mà bạn sử dụng.

Tại đây, TopHosting sẽ hướng dẫn tạo subdomain trên nền tảng cPanel thông dụng.

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel bằng tài khoản quản trị của bạn.

Bước 2: Chọn Domains trong tab Domains.

Hướng dẫn tạo Subdomain

Bước 3: Bấm vào nút Create A New Domain ở góc bên phải.

Bấm vào nút Create A New Domain ở góc bên phải

Bước 4: Nhập tên miền phụ bạn muốn tạo vào hộp văn bản Domain, có định dạng “subdomain.sld.tld”.

Sau đó bỏ tích ở tùy chọn Share document root

Nhập tên miền phụ bạn muốn tạo vào hộp văn bản Domain

Bước 5: Nhấn vào biểu tượng ngôi nhà để chọn thư mục bạn muốn lưu trữ các nội dung của subdomain này, hoặc để nó mặc định.

Nhấn vào biểu tượng ngôi nhà để chọn thư mục bạn muốn lưu trữ

Bước 6: Nhấn vào Submit để thêm tên miền phụ vào cPanel, một thông báo thành công sẽ xuất hiện để xác nhận việc tạo tên miền mới.

Nhấn vào Submit để thêm tên miền phụ vào cPanel

Nếu bạn đang điều hành một website có nhiều nội dung và chức năng, hãy cân nhắc thêm các tên miền phụ để trang web được vận hành trơn tru và khoa học hơn nhé. Trên đây TopHosting.vn đã giải đáp Subdomain là gì và cách phân biệt Subdomain. Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết!

Viết bình luận